2/13/2020

Mấy cục nhựa dính trên một bảng nhựa

Đây không phải là mấy cục nhựa dính trên một bảng nhựa. Đó là một thất bại đã làm thế giới mất đi một chuyên gia về điện tử nhúng bậc thầy.

Hồi đó sắp ra trường Mỗ gom góp kiến thức từ sách vở, một ít kinh nghiệm từ trang dientuvietnam.net (không biết đã sập chưa), tài liệu thu được từ robocom mà làm đặng làm một cái đề tài thực tập oách xà lách. Đại khái nó là bo mạch chính của một xe dò đường tự động gồm phần ngồn, giao tiếp động cơ chính, động cơ lái, giao tiếp sensor và giao tiếp điều khiển cùng vi xử lý và vài linh kiện đảm bảo lắp kèm. Con xe còn khối mạch cầu chữ H, mạch sensor nữa (nếu ai tò mò muốn biết nó ở đâu, thì Mỗ xin trả lời là Mỗ cũng chẳng biết đâu nữa).

5/19/2019

Hồ Chí Minh, quyền lao động và ILO


Bài viết của Giám đốc ILO Việt Nam, Chang-Hee Lee

Mỗi khi nhìn thấy bóng dáng những tài xế Grab dừng xe kiểm tra điện thoại hay đón khách trên những con phố tập nập của Hà Nội, tôi lại tự hỏi mình những câu hỏi: Người đó có phải là lao động làm thuê không? Hay là lao động tự thân? Anh ấy là một người lao động? Luật nào bảo vệ quyền của anh ấy? 

Cũng có lúc tôi tự hỏi, các nhà lãnh đạo của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 70 năm về trước sẽ nói gì với những tài xế công nghệ, với những công nhân may hay nhân viên phục vụ khách sạn hôm nay? Bởi tôi dám chắc họ cũng đã từng nghĩ về những phu kéo xe trong những năm 40 thế kỷ trước ở Hà Nội. 

3/17/2019

Vụ thảm sát hai nhà thờ Hồi giáo ở Christchurch - New Zealand, cảm hứng tội ác

Dịch bởi Igor f33 vozforum vui lòng để lại credit khi copy




Phần băng đạn ngược lên

1. David Soslan – Vua người Georgian hay còn gọi là Gruzia được biết đến với những thành công trong lĩnh vực quân sự qua các cuộc chiến chống lại các quốc gia Hồi Giáo xung quanh.

3/07/2019

Linh Từ Quốc Mẫu - công lao bạc bẽo


Linh Từ quốc mẫu, có thể có tên thật là Trần Thị Ngừ, là hoàng hậu cuối cùng của nhà Lý, vợ vua Lý Huệ Tông và sau này là Trần Thủ Độ, mẹ đẻ của vua Lý Chiêu Hoàng (nữ vương hiếm hoi trong lịch sử nước ta). Nói về công lao của bà, đối với nhà Trần bà có vai trò cốt cán trong việc soái ngôi nhà Lý, đối với đất nước bà có công lao to lớn trong việc giữ ổn định hậu phương khi quân ta phải chống lại quân xâm lược Nguyên - Mông. Tuy vậy, đối với người chồng đầu, vốn yêu thương bà hết mực,có vẻ như bà là kẻ bạc tình bạc nghĩa, đối với hai đứa con gái ruột - Lý Chiêu Hoàng và Hiển Từ Thuận Thiên hoàng hậu, bà giống như một người mẹ ác độc, vô tình.

Tượng thờ bà tại động Thiên Hương - Ninh Bình

11/19/2018

Trịnh - Nguyễn phân tranh, cuộc chiến thứ 7

Có lẽ trong lịch sử nước ta, cuộc chiến tranh đau xót nhất là Trịnh - Nguyễn phân tranh, nồi da nấu thịt trong vòng 45 năm, với 7 trận chiến lớn, diễn ra từ 1627 – 1672, người chết không biết bao kể, đất nước phân ly, anh em tàn hại lẫn nhau...

Trong trận chiến lần thứ 7, quân Trịnh đánh thành Trấn Ninh rất gấp, xác chết chất cao lấp cả hào, quân lính cứ thế trèo qua đống xác người leo lên mặt thành. Bấy giờ, bên quân Trịnh có người bảo với quân Nguyễn đang thủ thành: "Chúng tôi và các anh em vốn là người một nhà, sao nỡ tàn hại lẫn nhau. Chỉ vì nhà chúa tranh chấp, anh em ta mới phải chịu chết oan. Tôi bảo anh em, nếu thấy trái phá bay vào người ở xa thì chạy nấp cho nhanh, người ở gần thì nắm sát xuống mặt đất mà tránh thì được vô sự."

Có lẽ chả có trận chiến nào mà bên tấn công lại mách cho bên phòng thủ cách chống đỡ như thế. Làm thế thì có khác gì chỉ bảo cho đối phương cách giết mình chứ!

Sau cuộc chiến, nguyên soát quân Nguyễn là công tử Nguyễn Phúc Thuần, con chúa Hiền, em chúa Nghĩa đã nhìn lên ngọn cờ rách nát của quân Trịnh mà khóc than: “Vật còn như thế, hống chi là người!” Một năm sau, Thuần đang ở giữa chiến công hiểm hách, vinh hiển khôn cùng lại từ bỏ hết tước vị, vợ con, xuất gia đi tu khi đang giữa tuổi 20, được hai năm sau thì ông mất.

5/10/2018

Chờ lũ luận đạo

Tháng tư năm ấy
Có việc qua sông
Mưa to lũ lớn
Giật đổ cây cầu
Đành ngồi bên sông
Chờ cho nước rút
Người cũng vừa đến

giao ca mùng 1

Đèn đường rực rỡ
Phố phường lung linh
Đào bán hai bên
Chợ tết tấp nập
Người người đầm ấm
Nhà nhà sum vầy
Ba mươi, trạm vắng
Vẫn trực phát sóng
Ai có nhớ nhà?
Có tủi rơi lệ,
Có buồn man mác!
Khi buổi giao ca?

sao khách vội đi?

Vầng đông ló rạng, nhuộm hồng núi non
Gà gáy lưng đồi, vang lừng thôn xóm
Rượu vừa đã ủ, dạt dào hương thơm
Chim hót lứu lo, oanh động lòng người
Xuân vừa mới đến, sao khách vội đi?

5/03/2018

Đi tìm từ phủ định thuần Việt

Một hôm, tình cờ nghĩ ngợi lung tung tôi nhận thấy trong tiếng Anh cũng như tiếng Nga và nhiêu thứ tiếng Châu Âu khác, từ phủ định có hai từ là "no" và "not" trong đó "no" thường đứng một mình con "not" thường đi kèm một động từ nào đó.

Soi lại trong tiếng Việt của chúng ta, có tới 3 tư mang nghĩa phủ định là "không", "vô" va "bất". Trong đó từ "không" được dùng phổ biến còn "vô" thường chỉ trạng thái và dùng trong ngôn ngữ văn học, "bất" có thêm sắc thái đối lập cũng dùng nhiều để giễn tả các khái niệm trừu tượng.

Bỗng tôi thấy giật mình vì cả ba từ trên đều là từ hán việt, không có từ nôm (hay còn gọi là từ thuần việt nào cả).

3/06/2018

Tại sao hình ảnh quen thuộc của các nho sinh ngày xưa là "dài lưng tốn vải, trói gà không chặt"?

Tại sao hình ảnh quen thuộc của các nho sinh ngày xưa là "dài lưng tốn vải, trói gà không chặt"?
 
Thời xưa theo Chu lễ một bậc đại phu hay quý tộc thời xưa bắt buộc phải học tập rèn luyện "lục nghệ" bao gồm: lễ (lễ nghĩa), nhạc (âm nhạc), xạ (bắn cung), ngự (cưỡi ngựa), thư (thư pháp), số (toán học). Tiếp thu Chu lễ, Khổng tử và các học trò của ông cũng được học đầy đủ "lục nghệ". Không chỉ vậy việc tinh thông "lục nghệ" đã trở thành tiêu chuẩn bắt buộc của người quân tử theo Nho giáo. Dễ nhận thấy trong "lục nghệ" có hai môn mang nặng tính võ thuật/ thể thao là "xạ" và "ngự".
 
Vậy tại sao các nho sinh lại trở thành những kẻ "trói gà không chặt"?